Tiểu buốt là bệnh gì? nguyên nhân và cách điều trị tiểu buốt như thế nào ?
Đi tiểu buốt (đái buốt) là một trong những nỗi lo lắng của không ít nam giới, nữ giới. Tiểu buốt không chỉ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà nó còn là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn, có thể đang mắc phải một bệnh lý nào đó liên quan đến đường tiểu. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng tiểu buốt là bệnh gì ? nguyên nhân và cách điều trị tiểu buốt như thế nào ? qua bài viết sau đây các bạn nhé!

Tiểu buốt là bệnh gì ? nguyên nhân gây tiểu buốt ?
Đi tiểu buốt là hiện tượng người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu đồng thời có cảm giác đau ở vùng bụng dưới, nước tiểu đục, đau buốt như có kim châm mỗi khi đi tiểu, đau khi giao hợp, có thể kèm theo sốt đối với trường hợp bị viêm nhiễm bàng quang, đường tiểu. Tình trạng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Viêm đường tiết niệu

Tiểu buốt là dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị viêm đường tiết niệu. Bệnh thường do vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương cho đường tiết niệu. Ngoài tiểu buốt còn kèm theo nước tiểu đục, có mùi khai nồng, cảm giác ngày càng tăng nặng mỗi lần đi tiểu buốt càng nặng hơn kèm theo máu tươi lẫn trong nước tiểu. Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu do vệ sinh bộ phận sinh dục kém, lây bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn. Viêm đường tiết niệu bao gồm viêm niệu đạo và viêm bàng quang. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn viêm thận, suy thận, nhiễm trùng máu…
Xem thêm: Đi tiểu buốt kèm theo mủ trắng là dấu hiệu của bệnh gì ?
Sỏi đường tiếu niệu

Là hiện tượng kết sỏi ở đường tiết niệu, gồm: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản. Sỏi đường tiết niệu gây tiểu buốt khi có nhiễm khuẩn niệu. kèm theo đó là các triệu chứng tiểu rắt, tiểu ra mủ, trong nước tiểu có lẫn máu, tiểu có cảm giác đau buốt nhiều, sốt, hạ huyết áp.
Viêm thận, viêm bể thận

Tình trạng viêm nhiễm là do viêm nhiễm ngược từ bàng quang hoặc từ dòng máu lên. Thận là cơ quan lọc máu và bài tiết chất thải qua nước tiểu, khi thận có vấn đề sẽ kích thích lên bàng quang và gây ra chứng tiểu buốt.
Viêm tuyến tiền liệt

Do viêm tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt . Đây là hiện tượng tăng sinh tuyến tiền liệt gây chèn ép lên bàng quang, gây tiểu buốt, tiểu không kiểm soát. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt gây nên yếu sinh lý ở nam giới.
Tổn thương bộ phận sinh dục nữ do mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung… gây tiểu buốt ở nữ giới.
Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh xã hội gây chứng tiểu buốt ở người bệnh chính là bệnh lậu. Các vi khuẩn lậu cầu xâm nhập vào cơ quan sinh dục làm tổn thương niệu đạo và bàng quang gây chứng tiểu khó, đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần. Bệnh kèm theo chảy mủ, ra nhiều khí hư ở cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu buốt là gì ?
Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày không sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiết niệu dẫn đến tiểu buốt.
Quan hệ tình dục không an toàn và quan hệ với nhiều bạn tình lây nhiễm các bệnh xã hội nhất là bệnh lậu gây tổn thương cơ quan sinh dục dẫn đến tổn thương đường tiết niệu, bàng quang làm xuất hiện hiện tượng tiểu buốt.
Do nóng trong: ở một số người do cơ địa nóng nên thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu buốt.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: một số loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai có tác dụng phụ là kích thích lên bàng quang gây tiểu buốt
Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể mắc phải các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, viêm thận, viêm bể thận, bệnh lậu.
Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả
Hầu hết các trường hợp bị tiểu buốt đều liên quan đến một tình trạng bệnh lý. Bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng tiểu buốt cần đến các cơ sở y tế để khám để tìm ra nguyên nhân bệnh từ đó các bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả nhất tránh để khi bệnh nặng hơn sẽ khó chữa.
Cách chữa đi tiểu buốt bằng thuốc dân gian:
Dùng bí xanh: Cắt một miếng bí đao xay lấy nước cho thêm một chút muối rồi uống. Hoặc có thể ăn sống hay luộc bí xanh lên rồi ăn bao nhiêu tùy thích. Sử dụng bí xanh trong 10 ngày làm bệnh tiểu buốt thuyên giảm, có tác dụng khi bệnh mới phát.

Củ sắn dây: rửa sạch củ sắn dây, cạo vỏ, cắt lát rồi đem phơi hoặc sấy giòn. Sau đó giã nhỏ cho bột thật mịn hòa với nước có chút đường và uống cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng tiểu buốt.
Rau má: dùng rau má tươi xay lấy nước cho thêm đường và uống. Hoặc phơi khô rau má và nấu với nước uống hàng ngày. Tính mát trong rau má làm lợi tiểu giảm đau buốt khi đi tiểu.

Sử dụng bèo cái, cỏ tranh, cây thài lài, lá mã đề mỗi thứ một nắm đem sao vàng và hạ thổ. Sau đó, đem đun với nước uống hàng ngày, với đặc tính là thanh mát các tinh chất trong loại thảo dược này làm giảm hiện tượng tiểu buốt.
Râu ngô: đây là bài thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị tiểu buốt. Dùng râu ngô tươi nấu nước uống hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng đi tiểu buốt. Tính mát và lợi tiểu trong râu ngô rất tốt cho người nóng trong hạn chế tình trạng tiểu buốt.

Cách điều trị tiểu buốt bằng thuốc và các phương pháp ngoại khoa:
Điều trị bằng thuốc đối với các trường hợp tiểu buốt ở mức độ nhẹ. Các bác sĩ sẽ thăm khám nguyên nhân gây đi tiểu buốt sau đó chỉ định các loại thuốc điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Các loại thuốc có tác dụng giảm các triệu trứng của bệnh và từ từ khống chế sự phát triển của các loại vi khuẩn,vi rút gây bệnh và loại bỏ bệnh. Đối với việc điều trị bằng thuốc bạn cần sự tư vấn và kê đơn thuốc từ bác sĩ không được tự ý mua thuốc sẽ nguy hiểm nếu loại thuốc đó không phù hợp.

Điều trị bằng liệu pháp Đông Tây y kết hợp: Đối với các trường hợp bệnh nặng hơn đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, việc sử dụng thuốc điều trị sẽ không có hiệu quả nhiều mà còn kết hợp điều trị bằng thuốc và vật lý trị liệu. Sử dụng các loại thuốc Đông Tây y để cân bằng nội tiết tố và giảm các triệu trứng của bệnh. Sau đó tiến hành các biện pháp vật lý trị liệu bằng máy sóng ngắn tác động trực tiếp lên vùng bị bệnh đã xác định trước đó để diệt tận gốc các vi khuẩn, vi rút gây bệnh, loại bỏ các tổn thương, điều trị dứt điểm và tránh tái phát bệnh.

Đối với các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu: cùng với điều trị bằng thuốc cần được sử dụng kỹ thuật y tế là các phương pháp phẫu thuật hiện đại như mổ nội soi để đẩy sỏi ra khỏi đường tiết niệu. Các trường hợp bị sỏi thận, sỏi bàng quang cần phải được điều trị kịp thời tránh biến chứng sang các dạng bệnh nguy hiểm khác đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra, khi bị tiểu buốt các bác sĩ cũng khuyên nên thực hiện một số biện pháp để giảm triệu chứng tiểu buốt sau:
Nên uống nhiều nước: một số người khi bị tiểu buốt có tâm lý nhịn uống nước để giảm số lần đi tiểu, việc làm này lại làm cho bệnh nặng hơn. Uống nhiều nước sẽ làm loãng nước tiểu, tăng số lần đi tiểu, loại bỏ một phần vi khuẩn, vi rút ra ngoài theo đường nước tiểu làm giảm triệu chứng đi tiểu buốt.
Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
Bổ sung nhiều rau xanh trong bữa ăn hàng ngày, tránh uống bia rượu và các thực phẩm cay nóng.
Từ bỏ thói quen nhịn đi vệ sinh vì nước tiểu chứa lâu trong bàng quang, các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập bàng quang và các bộ phận trong đường tiểu gây tiểu buốt
Trên đây là những thông tin chia sẻ của các y bác sĩ chuyên khoa phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội về hiện tượng tiểu buốt, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào ? Nếu còn gì băn khoăn các bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa TẠI ĐÂY để được giải đáp thắc mắc
